Các cách để đàm phán để thuê văn phòng tốt
Trong một cuộc đàm phán, việc im lặng đúng lúc và lắng nghe ý kiến của người cho thuê sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin và hiểu được những điều họ mong muốn. Nhiều lời và cố gắng thuyết phục không phải là lúc nào cũng tốt. Người nói cần có người nghe. Như thế, bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng với đối tác, khiến họ có thiện cảm, và dễ dàng mở lòng mình để lắng nghe những yêu cầu sau đó của bạn.
Hiện nay, việc thuê văn phòng trong các tòa nhà là rất phổ biến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và vấn đề này gặp phải nhiều khó khăn bởi các doanh nghiệp mới chưa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và đàm phán làm sao để có thuê được một tòa nhà văn phòng như ý muốn.
Ngoài việc xác định được vị trí thuê, các doanh nghiệp đều quan tâm đến các vấn đề trong hợp đồng thuê như giá thuê văn phòng, thời gian thuê, số tiền đặt cọc, cách thanh toán và các điều khoản khác.
phong.PNG
Hiểu rõ tâm lý đối tác trong đàm phán
Điều đầu tiên để thuê được một văn phòng tốt là xác định được vị trí thuê bởi vị trí thuê chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Phải tìm một vị trí thuê có mặt bằng rộng, thoáng đãng, có ít cột và dễ bố trí chỗ ngồi làm việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc đàm phán để có giá thuê tiết kiệm chi phí cố định một cách tối đa.
Để có được sự đàm phán như mong muốn, bạn phải gây ấn tượng ban đầu khi đi đàm phán, ăn mặc lịch sự và tạo được độ tin cậy cũng như thuyết phục thành công đối tác của mình.
Hiểu rõ tâm lý của người cho thuê
Thông qua thái độ, cử chỉ hay lời nói của người cho thuê mà bạn có thể biết họ có phải đang hài lòng, lưỡng lự, hay không đồng ý với mức giá bạn yêu cầu. Từ đó mà bạn có thể điều chỉnh lại giá thuê văn phòng một cách phù hợp với lợi ích của hai bên. Nếu bạn hiểu được rằng chủ nhà là một người thích sự ổn định và chắc hẳn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người thuê mới. Khi ấy, bạn có thể đề nghị gia hạn hợp đồng với một mức giá thấp hơn lúc ban đầu.
Biết lắng nghe
Trong một cuộc đàm phán, việc im lặng đúng lúc và lắng nghe ý kiến của người cho thuê sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin và hiểu được những điều họ mong muốn. Nhiều lời và cố gắng thuyết phục không phải là lúc nào cũng tốt. Người nói cần có người nghe. Như thế, bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng với đối tác, khiến họ có thiện cảm, và dễ dàng mở lòng mình để lắng nghe những yêu cầu sau đó của bạn.
Một cuộc đàm phán có kết quả tốt đẹp là khi cả 2 bên đều hài lòng với các điều khoản. Nhất là không gây nên cảm giác hụt hẫng, mất mặt… đối với người cho thuê. Giả sử sau khi thương lượng, bạn giảm được giá cả thuê văn phòng như mong muốn, nhưng đối tác lại không hài lòng với mức như vậy. Họ chỉ chấp nhận vì một số lí do nào đó. Khi đó, sẽ rất khó để đôi bên có thể hợp tác lâu dài. Và trong quá trình hợp tác, nếu không may bạn gặp rắc rối về cơ sở hạ tầng, bảo dưỡng… chắc chắn người cho thuê sẽ để bạn tự xoay sở và chỉ chăm chăm đến lợi ích của họ, như cách bạn đã làm trước đó.
Giữ vững lập trường
Giữ vững lập trường không đồng nghĩa với khăng khăng giảm mức giá thuê văn phòng như bạn mong muốn. Đừng để một vài lời thuyết phục của đối tác như chỗ này vị trí tốt, nhiều người hỏi thuê, thiết kế đẹp… mà bạn vội vàng chấp nhận giá ban đầu. Bạn cần hiểu rõ mình đang ở vị trí nào, nắm bắt được những lợi thế của mình và bất lợi của người cho thuê để đưa ra yêu cầu hợp lí. Bạn nên linh hoạt trong việc đưa ra các điều kiện nhưng vẫn giữ được mức giá không chênh lệch quá nhiều so với dự định. Muốn làm được như vậy, bạn phải biết nhiều thông tin về đối tác và chuẩn bị kỹ lưỡng trước cuộc đàm phán.
Leave a Reply